Thị trường kinh doanh môi giới bất động sản ngày càng khó khăn, các sàn đua nhau giảm chi phí đến mức thấp nhất, đồng nghĩa với việc cắt giảm lương cứng của anh em môi giới đến mức tối đa.
» Chọn cây cảnh theo tuổi hợp mệnh sinh tiền, tài, lộc.
» 10 loại cây cảnh dành cho người lười.
Nhưng, khi nhu cầu giảm khá chênh lệch so với nguồn cung sản phẩm thì các doanh nghiệp này phải cắt giảm chi phí đến mức tối đa, trong đó phải kể đến việc cắt giảm chi phí thuê nhân sự. Bên cạnh nhiều đơn vị hoạt động bài bản, phát triển tốt thì cũng có không ít doanh nghiệp tuyên phố rút khỏi thị trường kinh doanh đầy khắc nghiệt này.
Từ đó, lực lượng môi giới ở những doanh nghiệp này phải tự đi tìm “vùng đất mới”. Đa phần, họ không còn tha thiết với nghề do không chịu nổi sự nghiệp “di cư” vô định nên chọn sang một ngành nghề khác…
Chính sách dành cho nhân viên môi giới của các công ty DVMG có phần khác nhau. Nhưng, đa phần là không trả lương cơ bản cho người lao động thay vào đó là tỷ lệ chia hoa hồng cao ngất ngưởng. Nếu, tháng đó không bán được hàng thì nhân viên đó…“trắng tay”, tìm việc làm để có thu nhập ổn định cuộc sống. Thu nhập đâu chẳng thấy, tiền đầu tư cho giao dịch với khách hàng liên tiếp không cánh mà bay, không trở lại.
Chính sách này tuy có động lực lớn tới nhiều môi giới giỏi, lành nghề, trái lại với nhiều chuyên viên môi giới non trẻ lại là một thách thức lớn, thậm chí họ lần lượt rời bỏ công ty hay rút lui khỏi ngành tìm một công việc khác ổn định hơn.
Dĩ nhiên, với mức thu nhập cao mà các doanh nghiệp DVMG đưa ra cho nhân viên là rất hấp dẫn – Một miếng bánh “thơm ngon”. Nhưng, có được bao nhiêu người nhắm nháp miếng bánh ngon ấy, trong khi thị trường kinh doanh BĐS đang cạnh tranh vô cùng khắc nghiệt?
Người làm môi giới BĐS đang rất ngán ngẩm than phận “bèo dạt, mây trôi” không biết đi đâu về đâu với nghiệp kinh doanh BĐS cam go này. Đa số họ đã rời khỏi ngành, số còn lại quyết định làm riêng (môi giới tự do) để chủ động thời gian, chi phí.
Anh Thế Thành – cựu chuyên viên môi giới Sàn KH chia sẻ: “chưa bao giờ, nhân lực ngành kinh doanh BĐS lâm vào cảnh hỗn độn như hiện nay, nếu không muốn nói là bát nháo. Vô hình trung, đã đưa những chuyên viên môi giới có trình độ, kỹ năng trở thành “cò” môi giới thông thường tranh giành lộ liễu, đôi khi vô văn hóa!”
Để người làm công tác môi giới BĐS an tâm, tin tưởng và sống được với nghề. Thiết nghĩ, lãnh đạo các doanh nghiệp DVMG nên nhìn rộng hơn, nghĩ xa hơn. Cần có một chính sách cơ bản cho người lao động nhằm giải quyết vấn đề sinh kế. Đó cũng là một trong những chiến thuật giữ chân nhân lực, nhân tài của ngành mà các doanh nghiệp DVMG cần theo đuổi.
Ở một góc độ nào đó, kinh doanh không hẳn là làm giàu cho doanh nghiệp, tăng lợi nhuận tối đa mà còn phải chăm lo đến sinh kế của người lao động. Bởi, họ có sống được với lương, với nghề thì họ mới dốc hết khả năng, năng lực có thể cống hiến cho doanh nghiệp lâu dài và bền vững.
“Bây giờ không ít người lao động ngán ngẩm với nghề môi giới địa ốc. Họ dường như đã mất niềm tin với ngành nghề này, do đó công tác tuyển dụng nhân sự cũng gặp không ít khó khăn. “Miếng bánh ngọt” ngành kinh doanh BĐS đã bị cắn xé nham nhở bởi những doanh nghiệp DVMG chạy theo lợi nhuận mà quên lợi ích của người lao động, của cộng đồng và xã hội!” – một lãnh đạo sàn kinh doanh BĐS NTD cho biết.
Thực vậy, ngành kinh doanh BĐS không phải là ngành, nghề có mức lương cao. Nhưng với nghề môi giới BĐS nó có thể cho bạn một khoảng thu nhập cao mà nhiều nhân viên ngành nghề khác phải khát khao, mơ ước.
Nhưng, nếu không có lương cơ bản cho nhân viên môi giới thì cũng đâu khác gì so với việc họ ra ngoài làm môi giới tự do chuyên bán sản phẩm chứ không phải bán giải pháp. Nhiều doanh nghiệp DVMG được thành lập mới không hẳn là niềm vui của địa phương và xã hội là thế.
Bản chất nhỏ lẻ, manh mún có chút phần “chộp – giựt” của các doanh nghiệp này đã làm méo mó một ngành nghề không thể thiếu trong ngành kinh doanh BĐS. Nếu với tình trạng, chuyên viên môi giới sống bấp bênh với nghề và không lương cơ bản kéo dài thì trong 5 tới nhân sự ngành nghề này sẽ thiếu hụt trầm trọng rơi vào hoàn cảnh “ hàng có nhiều nhưng không có người để bán”.
Thiết nghĩ, cơ quan quản lý nên sớm đưa ra biện pháp chấn chỉnh để lập lại trật tự ngành, nghề. Lấy lại niềm tin cho người lao động hay xa hơn là niềm tin của khách hàng. Nghề môi giới BĐS là nghề chân chính, phải được tôn trọng và phát triển đúng với nhu cầu thiết yếu của xã hội tránh mai một theo thời gian vì những doanh nghiệp chạy theo lợi nhuận đánh mất bản chất cao quý của doanh nghiệp là… phụng sự xã hội.
Theo Trí thức trẻ
Đọc thêm:
» Khu vực nào người nước ngoài không được mua nhà ?
» Hà Nội: Duyệt nhiệm vụ thiết kế đô thị hai bên tuyến đường vành đai 2