Hà Nội: Lên kế hoạch chi 7.800 tỷ đồng cho con đường “đắt nhất hành tinh” dài 2,2 km

Thành phố Hà Nội đang khởi động triển khai xây dựng tiếp dự án tuyến đường vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu – Voi Phục, có chiều dài 2.274m với tổng mức đầu tư 7.780 tỷ đồng.

» Mở rộng đường Phạm Văn Đồng, cú hích lớn về cơ sở hạ tầng khu vực

» An Bình City: Mở tòa A6, cập nhật thông tin dự án T6/2016

chung-cu-an-binh-city

      Trước đó, dự án đường vành đai 1 đoạn Kim Liên – Ô Chợ Dừa chỉ dài 550m có kinh phí xây dựng lên tới 642 tỷ đồng, hoàn thành năm 2010 khi đó đã được coi là “con đường đắt nhất hành tinh”. Sau đó, Hà Nội tiếp tục phá vỡ kỷ lục “con đường đắt nhất hành tinh” cũng là dự án đường vành đai 1 đoạn Ô Chợ Dừa- Hoàng Cầu có chiều dài khoảng 500m và tổng mức đầu tư khoảng 700 tỷ đồng, mỗi một m dài đường có chi phí đầu tư khoảng 1,4 tỷ đồng, hoàn thành năm 2015.

    Theo Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp TP Hà Nội, đơn vị này vừa có Tờ trình gửi UBND TP Hà Nội để thẩm định và xem xét phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án tuyến đường vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu – Voi Phục (tức tuyến đường kéo dài của 2 tuyến đường trên). Theo dự toán thì tổng mức đầu tư của tuyến đường là 7.780 tỷ đồng. Trong đó, chi phí bồi thường GPMB, tái định cư đã hơn 6.400 tỷ đồng.

   Chiều dài của tuyến đường này là 2.274m (2,74km) có mặt cắt ngang rộng 50m. Như vậy, tính trung bình mỗi một mét dài tuyến đường có tổng chi phí đầu tư lên tới 3,421 tỷ đồng, cao gấp 3 lần chi phí xây dựng “con đường đắt nhất hành tinh” hồi 2010, và gấp hơn 2,4 lần “con đường đắt nhất hành tinh” hồi 2015. Với mức chi phí đầu tư này, Hà Nội tiếp tục phá kỷ lục về “con đường đắt nhất hành tinh”.

    Theo Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp TP Hà Nội, dự toán chi phí đã bao gồm phần bổ sung kinh phí dự kiến hỗ trợ trong trường hợp người dân không nhận nhà tái định cư; bổ sung đầu tư xây dựng phần mở rộng phía Bắc dự án, đoạn Hoàng Cầu – Láng Hạ. Nguồn vốn đầu tư sẽ được lấy từ ngân sách TP và các nguồn vốn hợp pháp khác.

     Tuyến đường này có 2 cầu vượt trực thông theo hướng đường Vành đai 1 tại các nút Giảng Võ – Láng Hạ và nút Nguyễn Chí Thanh. Dự án sẽ sử dụng gần 160.000m2 đất; gồm 83.000m2 đất ở của hộ dân, 16.000m2 đất cơ quan và gần 54.000m2 đất đường giao thông; tổng các hộ dân phải GPMB là 2.044 hộ.

     Trước đó, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Hùng đã ký ban hành Quyết định số 2577/QĐ-UBND phê duyệt chỉ giới đường đỏ tuyến đường này. Tuyến đường chạy song song với đường Đê La Thành, điểm đầu giao với đường Hào Nam – Hoàng Cầu, điểm cuối giao với đường Giảng Võ – Láng Hạ.

     UBND TP Hà Nội giao UBND quận Ba Đình, UBND quận Đống Đa có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan thực hiện công tác công bố, cắm mốc giới, nhận bàn giao hồ sơ, quản lý mốc giới; Kiểm tra xử lý các trường hợp xây dựng vi phạm quy hoạch theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.

     Theo Ban QLDA, Vành đai 1 là tuyến đường chính đô thị, nằm trên trục hướng Đông – Tây thuộc khu vực trung tâm của TP. Những năm qua Vành đai 1 đã được đầu tư xây dựng đoạn đê Nguyễn Khoái – Trần Khát Chân – Kim Liên – Hoàng Cầu. Việc triển khai đầu tư xây dựng tiếp đoạn còn lại từ Hoàng Cầu – Voi Phục là cần thiết nhằm phát huy tối đa hiệu quả tuyến đường, góp phần giải tỏa UTGT cho khu vực và toàn thành phố.

Theo Cafef

» Cập nhật hình ảnh căn hộ mẫu, ra giá chính thức tòa A4

» Lịch chính thức xem căn hộ mẫu dự án An Bình City